Gây nghiện Vương_giả_vinh_diệu

Vào ngày 4 tháng 7 năm 2017, có thông tin cho rằng Tencent, chủ sở hữu trò chơi, đã bị lỗ khoảng 14 tỷ đô la, tương đương với 4,1% trên Sàn giao dịch chứng khoán Hồng Kông sau khi tờ Nhân dân nhật báo đăng bài chỉ trích Vương Giả Vinh Diệu là "chất độc" với giới trẻ, gọi nó là "sự bẻ cong các giá trị và quan điểm lịch sử" và gây nghiện.[3] Variety đã gọi sự kiện này là "màn trình diễn sức mạnh của bộ máy tuyên truyền và truyền thông nhà nước Trung Quốc".[3] Nhà sản xuất Vương Giả Vinh Diệu Lin Min sau đó đã đưa ra lưu ý rằng thiết kế của trò chơi đã "tuân thủ đầy đủ các yêu cầu từ chính phủ" và tranh luận rằng "cũng giống như các hình thức giả trí khác, trò chơi có thể là một phần [không gây nghiện] trong cuộc sống hàng ngày của mọi người".[3]

Vào tháng 7 năm 2017, Vương Giả Vinh Diệu bắt đầu giới hạn trẻ em dưới 12 tuổi chỉ được chơi game một giờ mỗi ngày. Trẻ em từ 12 đến 18 tuổi bị giới hạn hai giờ mỗi ngày. Trẻ em dưới 12 tuổi cũng sẽ bị cấm chơi trò chơi sau 9 giờ tối. Người ta tin rằng những lo ngại ngày càng gia tăng về thói quen chơi game quá mức ở trẻ em đã khiến Tencent tự áp đặt những hạn chế này.[10]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Vương_giả_vinh_diệu http://pickle.nine.com.au/2017/07/04/11/44/tencent... http://www.asiaone.com/digital/mobile-game-king-gl... http://www.fastestmanintheworld.com/news/2016/2/16... http://pvp.qq.com/cp/a20151107muisc/index.htm http://www.scmp.com/culture/arts-entertainment/art... http://technode.com/2017/07/03/worlds-top-grossing... http://technode.com/2017/08/18/tencents-wegame-gam... https://www.scmp.com/business/companies/article/21... https://seekingalpha.com/article/4102304-tencents-... https://variety.com/2017/biz/news/tencent-loses-14...